Read more: TẠO HỘP TIỆN ÍCH ẨN CHO BLOGSPOT | dunghennessy Under Creative Commons License: Attribution Share Alike

Trung tâm đào tạo Tin học - Ngoại ngữ và dạy nghề kế toán số 1 tại Xuân Mai

Giúp các học viên phát huy hết năng lực tiềm ẩn của mình để tiếp cận công nghệ mới và phát triển ngôn ngữ nhằm phát triển bản thân một cách tốt nhất thông qua một văn hóa giáo dục hiện đại, với những cách thức giao tiếp, truyền đạt mới mẻ, tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội trong thời kỳ hội nhập trên địa bàn khu vực Xuân Mai - Hà Nội và địa bàn khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu công nghiệp Lương Sơn, Phú Nghĩa, và Chợ Bến, . . .

Học trên thực tế

Quan điểm giáo dục“Training on job - Học trên thực tế” cũng chính là phương pháp giảng dạy đã mang lại chất lượng giáo dục tốt nhất cho học viên, tạo nền tảng thành công cho Trung tâm ngay từ những ngày đầu thành lập.

kỹ năng làm việc chuyên nghiệp qua các mô hình thực tế của các công ty, nhà doanh nghiệp

Đội ngũ giáo viên chuyên môn cao và giàu nhiệt huyết còn trang bị cho học viên những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp qua các mô hình thực tế, nhằm trang bị thêm kinh nghiệm để học viên sẳn sàng tham gia thị trường lao động đa ngôn ngữ trong thời kỳ đất nước hội nhập.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BÁCH KHOA

Được thành lập từ năm 2003, là công ty đi đầu trong lĩnh vực đào tạo tại Xuân Mai - Hà Nội. 10 năm hoạt động cùng với sự nỗ lực, không ngừng phấn đấu chúng tôi tự tin khẳng định thành công trong các lĩnh vực đào tạo Tin học, Ngoại ngữ, Kế toán, Nghiệp vụ sư phạm và Dịch thuật công chứng. Với đội ngũ giáo viên, nhân viên giàu kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, nhiệt tình trong công việc chúng tôi luôn đem đến cho các bạn sự hài lòng và chất lượng tốt nhất. Hãy đồng hành cùng chúng tôi để đi tới thành công!

Chương trình đào tạo sát thực với yêu cầu của doanh nghiệp

Học viên được tiếp cận các chương trình CNTT mang tính thực tiễn cao được xây dựng dựa trên tiêu chí, khảo sát về ngành nghề và nhu cầu của thị trường lao động, như thiết kế đồ họa, thiết kế web, phần cứng máy tính và mạng....

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Kinh nghiệm thuyết trình


Đối với các bạn học viên, cộng tác viên, CLB Bách Khoa nói riêng và với nhiều bạn nói chung, thuyết trình là một phần không thể thiếu trong suốt quá trình học tập, làm việc. Tuy nhiên, nhiều bạn chưa sẵn sàng, thậm chí không chuẩn bị cho công việc quan trọng này.
Bách Khoa xin đúc rút một vài kinh nghiệm khi thuyết trình dự án, bảo vệ đồ án để các bạn học viên tham khảo và rút kinh nghiệm cho bản thân mình. Cho một bài thuyết trình hoàn hảo, thường chúng ta chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị và Giai đoạn trình bày.

Phong thái tự tin sẽ giúp bạn truyền đạt nội dung tốt hơn
I. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
  •        - Nội dung: Bạn nên dùng nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về chủ đề, đề tài của bạn, và phát triển thành các ý tưởng. Bên cạnh đó, bạn cần phải đặt mình ở góc độ người nghe để có thể truyền đạt được nhiều thông tin hơn.
  •        - Cách tổ chức bài diễn thuyết: Sắp xếp các ý tưởng của bạn vào các phần mở bài, thân bài, kết luận một cách logic. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và súc tích. Đối với nhứng ý chính cần phải có mô tả cụ thể tỉ mỉ bằng các ví dụ (tư liệu, hình ảnh, video, ...)
  •        - Thẻ ghi chú: Làm các tấm cards ghi chú những ý chính sẽ nói trong bài diễn văn. Nhớ là chỉ ghi những ý chính một cách ngắn gọn thôi nhé. Chúng sẽ giúp bạn nhớ lại nhanh chóng các ý chính mà không cần phải đọc nhiều.
  •        - Sử dụng nhiều tư liệu minh họa sinh động, thay đổi màu sắc và font chữ để làm sinh động slide thuyết trình. Tuy nhiên nếu bạn chọn màu sắc lòe loẹt sẽ gây khó chịu cho người xem.  Chúng ta nên chọn một màu đơn hơi tối, vừa không chói mắt lại vừa làm nổi bật màu chữ. Một gợi ý là chọn màu xanh dương đậm vì đây nó vừa phổ biến, quen thuộc, đơn giản mà vẫn làm nổi bật được điểm nhấn từ nội dung chữ.
  •        - Nên sử dụng các font như Arial, Tahoma với kích cỡ từ 20-24pt, sử dụng kích cỡ nhỏ hơn sẽ gây khó khăn cho người xem ở xa.
  •        - Hiệu ứng: Nếu bạn thuyết trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thì nên sử dụng hiệu ứng nhiều. Nhưng nếu bạn bảo vệ project thì không nên đặt quá nhiều mối quan tâm vào đây vì nó sẽ làm tốn thời gian của bạn. Tập trung cho nội dung và cách trình bày thì vẫn hơn.
  •        - Thực hành: Muốn thuyết trình thành công và hiệu quả còn đòi hỏi bạn cần phải thực tập nhiều lần trước ngày thuyết trình.
II. GIAI ĐOẠN TRÌNH BÀY
  •        - Phong thái tự nhiên: Cố gắng thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.
  •        - Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét mặt.
  •        - Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình.
  •        - Sự rõ ràng: phát âm rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với khán giả của bạn.
  •        - Phong cách ăn mặc khi thuyết trình phải phù hợp với quy mô, đối tượng nghe thuyết trình.
  •        - Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn.
  •        - Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả.
  •        - Slide cảm ơn hay một lời kết hoàn chỉnh: Đây là slide cuối cùng, không kém phần quan trọng. Bên cạnh lời cảm ơn (đối với các sinh viên thực hiện trình chiếu), bạn có thể chèn hình ảnh các bông hoa, các hiệu ứng, hình động ...
  •        - Người trình bày nên tìm hiểu trước về căn phòng nơi mình sẽ phải thuyết trình tại đó. Có điều kiện thì nên đến khảo sát sơ bộ. Đây là điều cực kỳ quan trọng vì nó sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần, đồ đạc đầy đủ hơn. Nếu được bạn có thể chuẩn bị một chiếc bút trình chiếu để bạn rảnh tay hơn khi thuyết trình.
Sử dụng bút thuyết trình để bạn không phải "dán mặt" vào máy tính
III. MỘT SỐ PHÍM TẮT KHI TRÌNH CHIẾU
  •        - Ctrl - P: Lấy cây bút màu ra, dùng chuột vẽ một đường gạch ***** hay khoanh tròn những điểm quan trọng.
  •        - Nhấn phím E: xóa đường gạch dưới hay khoanh tròn.
  •        - Nhấn phím Esc: Cất cây bút màu đi.
  •        - Ctrl - H: Che dấu chuột và nút nhấn (nằm ở góc dưới trái màn hình)
  •        - Nhấn phím = (dấu bằng): hiển thị hay che dấu chuột.
  •        - Nhấn phím B/W: Chuyển màu đen/trắng khi đến giờ giải lao, nhấn lại phím này để trở về bình thường.
  •        - Page Up hay mũi tên lên: Đến dương bản trước.
  •        - Page Down hay Enter hay mũi tên xuống: Đến dương bản sau.
  •        - Nhấn số trang rồi nhấn Enter: Đến dương bản theo số trang.

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013

Cà rốt, trứng và hạt cà phê



Cà rốt, trứng và hạt cà phê

Cô con gái hay than thở với cha sao bất hạnh này cứ vừa đi qua thì bất hạnh khác đã vội ập đến với mình, và cô không biết phải sống thế nào. Có những lúc quá mệt mỏi vì vật lộn với cuộc sống, cô đã muốn chối bỏ cuộc đời đầy trắc trở này.


Cha cô vốn là một đầu bếp. Một lần, nghe con gái than thở, ông dẫn cô xuống bếp. Ông bắc ba nồi nước lên lò và để lửa thật to. Khi ba nồi nước sôi, ông lần lượt cho cà rốt, trứng và hạt cà phê vào từng nồi riêng ra và đun lại để chúng tiếp tục sôi, không nói một lời.

Người con gái sốt ruột không biết cha cô đang định làm gì. Lòng cô đầy phiền muộn mà ông lại thản nhiên nấu. Nửa giờ sau người cha tắt bếp, lần lượt múc cà rốt, trứng và cà phê vào từng tô khác nhau.

Ông bảo con gái dùng thử cà rốt. "Mềm lắm cha ạ", cô gái đáp. Sau đó, ông lại bảo cô bóc trứng và nhấp thử cà phê. Cô gái cau mày vì cà phê đậm và đắng.

-Điều này nghĩa là gì vậy cha - cô gái hỏi.

- Ba loại thức uống này đều gặp phải một nghịch cảnh như nhau, đó là nước sôi 100 độ. Tuy nhiên mỗi thứ lại phản ứng thật khác.

Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên rất mềm.

Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn.

Hạt cà phê thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà.

Người cha quay sang hỏi cô gái: Còn con? Con sẽ phản ứng như loại nào khi gặp phải nghịch cảnh.

Con sẽ như cà rốt, bề ngoài tưởng rất cứng cáp nhưng chỉ với một chút đau đớn, bất hạnh đã trở nên yếu đuối chẳng còn chút nghị lực?

Con sẽ là quả trứng, khởi đầu với trái tim mỏng manh và tinh thần dễ đổi thay. Nhưng sau một lần tan vỡ, ly hôn hay mất việc sẽ chín chắn và cứng cáp hơn.

Hay con sẽ giống hạt cà phê? Loại hạt này không thể có hương vị thơm ngon nhất nếu không sôi ở 100 độ. Khi nước nóng nhất thì cà phê mới ngon.

Cuộc đời này cũng vậy con ạ. Khi sự việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp con mạnh mẽ hơn cả. Con sẽ đối mặt với những thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Bài 1.1 Làm quen với MS WORD 2007


Bài 1.1 Làm quen với MS WORD 2007 – Tạo văn bản đầu tiên


a. Làm quen với cửa sổ soạn thảo
Khi bạn mở Word sẽ có một tài liệu trống xuất hiện, nó trông như một tờ giấy và chiếm một khoảng lớn màn hình.
img01

Bạn muốn bắt đầu làm việc nhưng không biết bằng cách nào:
Bạn sẽ gõ văn bản ở đâu? Nếu muốn thụt đầu dòng thì phải làm sao? Thay đổi canh lề như thế nào? Làm sao để lưu tài liệu?
Hãy khởi đầu bằng cách làm quen với một số điểm căn bản của Word.
b. Bắt đầu nhập liệu
Trong chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word 2007 thanh Ribbon được đặt ở phía trên vùng làm việc chính. Người dùng sẽ sử dụng các Nút Lệnh của thanh Ribbon để thực hiện các hiệu chỉnh.
img02

1. Thanh Ribbon nằm phía trên cùng.
2. Điểm chèn nội dung.
Word chờ bạn nhập nội dung. Tại điểm chèn nội dung có một gạch dọc nhấp nháy phía trên cùng bên trái cho bạn biết vị trí nơi những gì bạn gõ vào hiển thị. Khoảng trống từ điểm chèn nội dung tới đầu trang và phía bên trái được gọi là các Margin (canh lề), bạn sẽ tìm hiểu về các Margin trong phần sau của bài. Bây giờ nếu bạn bắt đầu gõ văn bản, trang tài liệu của chúng ta sẽ dần được phủ đầy từ góc trên bên trái đi xuống.
Nếu bạn muốn gõ văn bản từ phía thấp hơn thay vì ở đầu trang hãy gõ phím ENTER trên bàn phím đến khi điểm chèn nội dung nằm ở đúng vị trí mà bạn mong muốn.
Nếu bạn muốn thụt đầu dòng hãy nhấn phím TAB trước khi gõ, mỗi lần gõ phím TAB điểm chèn nội dung sẽ dịch chuyển sang bên phải một khoảng là 1,5 inch.
Khi bạn gõ văn bản điểm chèn nội dung sẽ di chuyển dần từ trái sang phải. Khi điểm chèn này đi đến phần ngoài cùng bên phải bạn hãy tiếp tục gõ bình thường Word sẽ tự động chuyển xuống dòng mới.
Để bắt đầu một đoạn mới, hãy nhấn phím ENTER .
c. Những kí hiệu hỗ trợ
img03
1. Ký hiệu phân đoạn, mỗi ký hiệu tương ứng với một lần nhấn phím ENTER.
2. Ký hiệu TAB, mỗi ký hiệu tương ứng với một lần nhấn phím TAB.
3. Ký hiệu SPACEBAR, mỗi ký hiệu tương ứng với một lần nhấn phím SPACEBAR.
Hãy tưởng tượng bạn đã gõ một văn bản như hình bên trên. Hai đoạn văn bản có vẻ cách nhau hơi xa. Đoạn thứ hai lại dường như thụt đầu dòng hơi nhiều so với đoạn đầu.
Bạn có thể dễ dàng kiểm tra bằng cách nhìn vào những ký hiệu định dạng (formatting marks) mà Word tự động chèn vào khi bạn gõ văn bản. Các ký hiệu này luôn có mặt trong văn bản, tuy nhiên nó được ẩn đi cho đến khi bạn cần thì chúng mới hiển thị.
Để hiển thị những ký hiệu định dạng hãy sử dụng thanh Ribbon phía trên màn hình Word. Chọn thẻ Home, và tìm kiếm nút lệnh img04 trong phần Paragraph, nhấn vào đó để hiển thị hoặc ẩn các ký hiệu định dạng.
Khi bạn nhìn thấy những ký hiệu định dạng này lần đầu tiên bạn có thể sẽ tự hỏi nó là gì và lo ngại nó có được in ra khi bạn in văn bản của mình hay không. Câu trả lời là không, các dấu hiệu này không được in dù bạn có nhìn thấy chúng trên màn hình soạn thảo.
Vậy ký hiệu định dạng là gì? Tác dụng của chúng? Hãy xem xét một ví dụ như sau:
Word tự động chèn ký hiệu đánh dấu đoạn văn bản (paragraph mark) img05 mỗi khi bạn nhấn phím ENTER để bắt đầu môt đoạn mới. Trong hình minh họa trên, giữa hai đoạn văn bản xuất hiện một ký hiệu đánh dấu đoạn văn bản thừa, có nghĩa là bạn đã nhấn phím ENTER hai lần thay vì chỉ cần nhấn một. Việc này làm xuất hiện các khoảng trống không cần thiết. Hãy xóa ký hiệu thừa này nếu bạn muốn tiết kiệm không gian trong văn bản.
Mỗi lần nhấn phím TAB sẽ làm xuất hiện một ký hiệu mũi tên img06 . Trong hình, có một mũi tên ở đoạn đầu và hai mũi tên ở đạn thứ hai, như vậy phím TAB đã được nhấn hai lần ở đầu đoạn thứ hai.
Ký hiệu dấu chấm img07 cho biết bạn đã nhấn phím SPACEBAR bao nhiêu lần giữa mỗi từ, hoặc khi bạn vô ý nhấn nhầm phím SPACEBAR giữa các ký từ trong một từ. Một chấm đại diện một khoảng trống, hai chấm là hai khoảng trống. Thông thường, chỉ cần có một khoảng trống ở giữa các từ. Cần lưu ý ký hiệu dấu chấm này khác với dấu chấm câu trong văn bản, dấu chấm câu nằm phía dưới chân các ký tự còn ký hiệu dấu chấm nằm ở giữa các ký tự.
d. Những dấu gạch chân trong văn bản
Khi bạn gõ văn bản, thỉnh thoảng có thể Word sẽ tự động chèn các dấu gạch chân gấp khúc màu đỏ, xanh lá hoặc xanh dương phía dưới một số từ.
img08

Dấu gạch đỏ: có thể do lỗi chính tả hoặc Word không thể nhận dạng được từ bạn gõ vào, ví dụ như tên riêng hoặc tên một địa danh nào đó. Nếu từ của bạn gõ là đúng chính tả nhưng Word vẫn không nhận ra thì bạn có thể thêm từ đó vào mục từ điển Word (Word’s Dictionary) để sau này từ đó không còn bị gạch dưới.
Dấu gạch xanh lá: Word cho rằng bạn nên kiểm tra lại ngữ pháp (tất nhiên là tiếng Anh)
Dấu gạch xanh dương: từ bạn gõ vào là đúng chính tả nhưng có thể không hợp với ngữ cảnh hoặc ngữ nghĩa của câu.Ví dụ thay vì dùng từ “too” (quá) bạn có thể gõ nhầm thành “to”.
Vậy bạn sẽ phải xử lý những dấu gạch đó như thế nào? Hãy Click-Chuột-Phải trên từ bị gạch dưới, Word sẽ tự động đưa ra các đề nghị chỉnh sửa (thỉnh thoảng Word cũng có thể sẽ không đưa ra được bất kỳ gợi ý nào). Hãy chọn gợi ý nào bạn cảm thấy hợp lý để thay thế từ bị gạch dưới, phần gạch dưới này sẽ biến mất. Các dấu gạch dưới này không xuất hiện khi bạn in văn bản.
Một lưu ý đối với dấu gạch dưới màu xanh lá và xanh dương: trong đa số trường hợp, Word thường chính xác trong việc chỉ ra các lỗi ngữ pháp thông dụng. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc khi sử dụng chức năng này. Nếu bạn chắc chắn rằng mình đúng và Word đã sai, hãy bỏ qua những gợi ý chỉnh sửa này.
e. Thay đổi canh lề trang văn bản
Canh lề (Margins) là các khoảng trống xung quanh viền của trang văn bản. Phía Trên, Dưới, Phải và Trái của trang có một khoảng canh lề bằng 1 inch (tương đương 2.54cm), đây là khoảng canh lề thông dụng nhất mà bạn có thể sử dụng trong đa số trường hợp.
img09
Nếu bạn muốn thay đổi canh lề thì bạn có thể thực hiện dễ dàng vào bất cứ lúc nào. Chẳng hạn như khi bạn muốn viết một lá thư, trình bày một công thức hoặc làm một bài thơ thì bạn có thể sẽ cần những khoảng canh lề khác.
Hãy sử dụng thanh Ribbon để thay đổi các khoảng canh lề. Chọn thẻ Page Layout, Trong phần Page Setup click chọn nút Margins bạn sẽ nhìn thấy danh sách nhiều khoảng canh lề khác nhau bên cạnh đó là thông số chi tiết cho mỗi phần.
Khoảng canh lề đầu tiên trong danh sách là Normal, khoảng canh lề hiện tại. Để chọn canh lề nhỏ hơn hãy chọn Narrow. Nếu bạn muốn khoảng trống bên trái và bên phải rộng hơn thì hãy chọn Wide. Khi bạn đã chọn xong khoảng canh lề mà mình mong muốn, toàn bộ tài liệu sẽ tự động thay đổi theo canh lề mà bạn vừa chọn.
Khi bạn chọn một khoảng canh lề nào thì phần nền của nó sẽ thay đổi màu, click vào nút Margins một lần nữa màu nền sẽ cho biết khoảng canh lề nào hiện đang được áp dụng cho tài liệu của bạn.
f. Lưu tài liệu
img10

1. Để lưu tài liệu hãy nhấn nút Microsoft Office img11
2. Sau đó nhấn Save.
Bạn đã nhập liệu và hiệu chỉnh hoàn thiện câu từ và các đoạn văn bản, hoặc có những số liệu quan trọng mà bạn không muốn đánh mất nếu lỡ con mèo nhà bạn vô tình dẫm lên bàn phím hay một sự cố điện nào đó làm tắt máy tính đột ngột.
Để giữ thành quả công việc của mình được an toàn, bạn phải lưu tài liệu lại. Không bao giờ là quá sớm để làm điều đó.
Nhấn vào nút Microsoft Office img11 ở phía trên cùng bên trái, sau đó nhấn Save. Một hộp thoại (Dialog Box) sẽ xuất hiện. Hộp thoại là một cửa sổ nhỏ để trợ giúp bạn thực hiện một việc nào đó. Bạn sẽ sử dụng hộp thoại này để cho Word biết bạn muốn lưu tài liệu này ở thư mục nào trên máy tính và đặt tên tài liệu là gì.
Sau khi đã lưu lần đầu và trở lại công việc, bạn có thể tiếp tục lưu tài liệu này suốt quá trình làm việc, bất cứ khi nào thấy cần img12thiết. Mỗi lần muốn lưu hãy nhấn nút Save img13 trên thanh công cụ truy cập nhanh (Quick Access Toolbar) ở góc trên bên trái hoặc sử dụng tổ hợp phím tắt Ctrl+S (nhấn phím Ctrl và S cùng lúc).
Sau khi kết thúc công việc và lưu lại tài liệu, thoát khỏi Word bằng cách nhấn vào nút Microsft Office img11 sau đó nhấn Close.